Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LÀ GÌ?

Hệ thống sản xuất tinh gọn trong sản xuất là mục tiêu hướng tới của bất cứ doanh nghiệp nào. Để hiểu rõ và áp dụng hiệu quả hệ thống lean trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí và giảm lãng phí. Trong bài viết này, ATSCADA sẽ giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi "Hệ thống sản xuất tinh gọn là gì?". Đồng thời cũng nêu ra một số mục tiêu khi sử dụng mô hình sản xuất tinh gọn. 

Sản xuất tinh gọn là gì?

Sản xuất tinh gọn thường gọi tắt Lean (Lean manufacturing) còn được biết đến là hệ thống lean trong sản xuất. Là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu xuất hiện năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Nó được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh. Các cấp độ khác nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn).

Theo tinh thần trên, Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức.

Mục tiêu của hệ thống lean trong sản xuất

Mô hình sản xuất tinh gọn lean nhắm đến mục tiêu là cùng với một mức sản lượng đầu ra nhưng sản lượng đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít nhân công, máy móc hơn… cụ thể là:

  • Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng.
  • Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
  • Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất.
  • Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả.
  • Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được dựa trên những bộ phận và môđun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt.
  • Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.
  • Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng.
  • Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn.
  • Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản cần nắm khi muốn tìm hiểu và ứng dụng mô hình Lean vào trong sản xuất.

Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn hỗ trợ chuyên sâu về: sản xuất tinh gọn, Lean manufacturing, triển khai Lean,...Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 028.3842.5001 - 028.3842.5226.

Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét