Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

HỆ THỐNG SCADA QUẢN LÍ ĐIỆN NĂNG - ATSCADA

Hệ thống scada quản lí điện năng thực hiện việc lập kế hoạch và theo dõi hệ thống vận hành tại các đơn vị sản xuất, hoạt động tiêu thụ năng lượng.

Khâu thực hiện giám sát qua các thiết bị theo dõi, hiển thị các thông số chính của nguồn điện có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận hành tất cả thiết bị sử dụng điện của tòa nhà hay trong sản xuất công nghiệp. Thống kê, quản lý tốt các thông số này đồng nghĩa với việc giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.

Trong bài viết này, ATSCADA xin được giới thiệu chi tiết về lợi ích và chức năng của hệ thống quản lí năng lượng được chúng tôi thiết kế phục vụ cho các: tòa nhà, nhà máy công nghiệp, solar fam, wind farm,....

Lợi Ích

  • Giám sát và quản lý tập trung toàn bộ hệ thống;
  • Hệ thống hoạt động liên tục 24/24;
  • Kiểm soát tần số, điện áp, dòng điện, công suất phản kháng điện năng tiêu thụ,… trực quan và chính xác;
  • Chức năng cảnh báo từ hệ thống giúp tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng, xử lý sự cố triệt để.
  • Xuất báo cáo hệ thống tự động theo đối tượng, theo thời gian, theo mẫu;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công giám sát tại chỗ;
  • Giảm tối đa các sai sót so với quá trình thực hiện giám sát thủ công;
  • Chủ động lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tránh thời gian chết máy;
  • Đưa ra các quyết định hợp lý trong sữa chữa hoặc đầu tư mới để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chức Năng

  • Thu thập và hiển thị các tham số: điện áp, dòng điện, cosφ, công suất phản kháng điện năng tiêu thụ,…;
  • Lưu trữ các tham số phục vụ cho việc xuất báo cáo, xem lại khi cần;
  • Thống kê điện năng tiêu thụ theo thời gian, theo đôi tượng được chọn;
  • Cảnh báo khi có sự cố xảy ra trong hệ thống (cài đặt trước khi xảy ra sự cố) tại vị trí đó hoặc từ xa qua SMS, email (phải có Internet);
  • Cho phép truy cập từ xa bằng các thiết bị di động;
  • Xuất báo cáo hệ thống theo mẫu.

Một Số Giao Diện Phần Mềm Giám Sát Từ ATSCADA







Tại Sao Nên Lựa Chọn Hệ Thống Scada Giám Sát Năng Lượng Từ Thương Hiệu ATSCADA?

ATSCADA LAB chuyên cung cấp SCADA tích hợp hệ thống – giải pháp điều khiển giám sát SCADA.

Chúng tôi là chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp hệ thống SCADA giám sát và quản lý điện năng. Khách hàng tin tưởng và chọn Chúng tôi trong giải pháp này, vì:

  • Cung cấp thiết bị giám sát điều khiển và phần mềm ATSCADA;
  • Phần mềm SCADA thu thập dữ liệu chính xác, hoạt động 24/24;
  • Dữ liệu điện năng được thu thập liên tục và hiển thị từ các vị trí trong hệ thống;
  • Nắm bắt được lượng điện năng tiêu thụ, đánh giá tổng quan đến chi tiết từng vị trí;
  • Nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí vật tư và các chi phí liên quan;
  • Giảm bớt các rủi ro nhờ vào xác định nguyên nhân, xử lý nhanh sự cố;
  • Chủ động lên kế hoạch bảo hành bảo trì giảm thời gian chết của máy móc;
  • Tự động hóa hệ thống giúp giảm thời gian, sai sót và chi phí nhân công;
  • Theo dõi tập trung toàn bộ các khu vực theo thời gian thực;
  • Hệ thống không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu điện năng thừa cho nhà máy lắp đặt mà còn tiết kiệm tài nguyên quốc gia.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, lắp đặt hệ thống scada phục vụ cho việc giám sát nhà máy, tòa nhà,....Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 028.3842.5001 - 028.3842.5226

Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

PHẦN MỀM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT THƯƠNG HIỆU ATSCADA

Việc theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất là một khâu hết sức quan trọng tại có nhà máy sản xuất công nghiệp hiện nay. Việc nắm bắt được tình hình sản xuất là điều bắt buộc. Người quản lí cần biết được chính xác từng thông số sản xuất một cách chi tiết nhất bất cứ thời điểm nào. Từ đó có thể đánh giá tình hình và đưa ra các phương án làm việc hợp lí và hiệu quả nhất.

Phần mềm quản trị sản xuất hỗ trợ người quản lí có thể dễ dàng giám sát từ xa, ở bất cứ đâu. Chỉ cần có thiết bị kết nối internet như: smartphone, tablet, laptop,…Phần mềm vô cùng tiện ích, sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tính chính xác tuyệt đối, cập nhật liên tục là những điểm mạnh nổi bật của phần mềm.

  • Hỗ trợ giám sát tại chỗ và từ xa vô cùng tiện lợi.
  • Giám sát từ xa mọi lúc mọi nơi…
  • Tự động hóa quy trình giám sát khâu xuất hàng hóa tại đơn vị.
  • Khả năng quan sát dữ liệu cao hơn
  • Cải thiện hiệu quả và năng suất
  • Đảm bảo tính chính xác, hoạt động liên tục 24/24
  • Phần mềm hiển thị trực trực quan, giao diện thân thiện với người dùng.
  • Hỗ trợ xuất báo cáo chi tiết dạng excel, đồ thị,…
  • Truy xuất dữ liệu tại thời điểm bất kì một cách nhanh chóng.

Phần mềm được chúng tôi thiết kế phần mềm 2 dạng winform (giám sát tại chỗ) và webform (giám sát từ xa thông qua kết nối internet). Hỗ trợ khách hàng có đa dạng lựa chọn hơn trong việc giám sát.

Phần Mềm Giám Sát Tiến Độ Sản Xuất Tại Chỗ (Winform)

  • Có tính năng có bản của phần mềm giám sát công nghiệp SCADA
  • Cho phép nhập dữ liệu xuống bảng điện tử hiển thị (phần mục tiêu)
  • Thu thập dữ hiển thị lên phần mềm trực tiếp.
  • Đưa thông tin hiển thị ra LCD
  • Lưu trữ dữ liệu vào CSDL MySQL
  • Xuất báo cáo ra file excel dạng số và đồ thị.
  • Giám sát tại chỗ, không cần kết nối internet. Thao tác ngay trên phần mềm được cài đặt sẵn máy tính.

Phần Mềm Giám Sát Tiến Độ Sản Xuất Từ Xa (Webform)

  • Phần mềm webserver để giám sát được từ xa từ các thiết bị khác
  • Cho phép xem được trên các thiết bị khác như smartphone, tablet,laptop
  • Cho phép xuất báo cáo ra file excel;
  • Truy xuất dữ liệu, báo cáo mọi lúc mọi nơi;

Một số giao diện phần mềm giám sát tiến độ sản xuất thiết kế bởi ATPro Corp





ATSCADA có đội ngũ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và thiết kế các phần mềm SCADA giám sát công nghiệp. Với thế mạnh hoạt động, nghiên cứu và phát triển các phần mềm giám sát sản xuất công nghiệp. Cam kết mang lại thị trường các gói phần mềm giám sát với chất lượng tốt nhất.

Chúng tôi nhận thiết kế theo yêu cầu. Đa dạng tính năng, giao diện thân thiện, bắt mắt theo yêu cầu từ khách hàng mong muốn..

Quý khách có nhu cầu sử dụng tư vấn các loại: hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống sản xuất tinh gọn, hệ thống andon,...Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 028.3842.5001 - 028.3842.5226

Chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!


Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

6 NGUYÊN LÍ CẦN NẮM TRONG MÔ HÌNH LEAN MANUFACTURING

Lean Manufacturing đã và đang được phát triển, ứng dụng trên toàn thế giới như là một tiếp cận đột phá nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành tác nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. Việc hiểu và vận dụng đúng các nguyên lý của Lean Manufacturing giúp doanh nghiệp có thể hiện thực hóa một cách tốt nhất các lợi ích và Lean có thể mang lại.

Trong bài viết này, ATSCADA sẽ cùng các bạn điểm qua 6 nguyên lý chính cho mô hình hệ thống sản xuất tinh gọn hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Lean Manufaturing.


CÁC QUÁ TRÌNH TIÊU CHUẨN

Việc triển khai Lean Manufacturing yêu cầu thiết lập và áp dụng các hướng dẫn sản xuất có độ chi tiết cao. Các hướng dẫn này, thường được gọi là “công việc tiêu chuẩn”, có các nội dung chính bao gồm nội dung, trình tự, thời gian (định mức) thực hiện công việc và các đầu ra từ hoạt động của công nhân, nhân viên. Công việc tiêu chuẩn giúp giảm thiểu sự biến động trong cách thức công việc được thực hiện, và vì vậy giảm thiểu sự biến động trong kết quả đạt được.

NHẬN DIỆN CÁC LÃNG PHÍ

Bước khởi đầu với sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing là việc nhận biết các công đoạn, thao tác tạo giá trị và không tạo giá trị dưới góc nhìn của khách hàng. Từ đó, tất cả các nguyên liệu, quá trình, đặc tính không cần thiết cho việc tạo ra giá trị với khách hàng cần được giảm thiểu và loại bỏ.

DÒNG CHẢY LIÊN TỤC

Một nguyên lý cơ bản của Lean Manufacturing là triển khai một dòng chảy liên tục của công việc, loại bỏ các bỏ các điểm “thắt cổ chai”, sự gián đoạn, sự quay lại hoặc chờ đợi xảy ra trong thực hiện các công đoạn. Điều này đạt được trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa các công đoạn thủ công và thao tác của thiết bị nhằm đảm bảo, ở điều kiện lý tưởng, các bán thành phẩm luôn luôn được thao tác ở hình thức nào đó mà không bị dừng, chờ. Với điều kiện sản xuất theo dòng chảy liên tục, về mặt lý thuyết, thời gian gian sản xuất có thể rút ngắn xuống chỉ còn tương đương 10% thời gian sản xuất ban đầu và các lãng phí chờ đợi của người, thiết bị và bán thành phẩm sẽ được loại bỏ.

CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH

Lean Manufacturing theo đuổi nguyên tắc phát hiện và loại bỏ các sai lỗi ngay tại nguồn. Điểm phát sinh và việc kiểm tra chất lượng được thực hiện bởi công nhân thao tác như là một phần của quá trình sản xuất.

CƠ CHẾ KÉO TRONG SẢN XUẤT

Cơ chế kéo trong sản xuất, còn được gọi với tên khác là sản xuất kịp thời (JIT). Hướng đến mục đích chỉ sản xuất những sản phẩm được yêu cầu và khi được yêu cầu. Mỗi công đoạn sản xuất đều được “kéo” bởi công đoạn sau. Vì vậy chỉ sản xuất khi được yêu cầu bởi công đoạn sau. Cơ chế kéo trong sản xuất có vai trò quyết định trong việc loại bỏ tồn kho không cần thiết của bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất, và nhờ đó giảm một cách đáng kể sai lỗi và lãng phí.

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

Nỗ lực cho sự hoàn hảo là một phần trong yêu cầu của Lean Manufacturing. Cùng với quá trình triển khai các công cụ và phương pháp. Lãng phí ở các khía cạnh và lớp khác nhau lần lượt được phát hiện và loại bỏ. Được đảm bảo thông qua một cơ chế cải tiến liên tục (kaizen) với sự tham gia của mọi người.

Trên đây là 6 nguyên lí chính mọi người cần nắm rõ trước khi có ý định sử dụng, triển khai Lean (Sản xuất tinh gọn). ATSCADA rất hân hạnh là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa sản xuất. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Và “Triển khai Lean” là thế mạnh hàng đầu của chúng tôi.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với ATSCADA thông qua hotline: 028.3842.5001 – 028.3842.5226

Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN VÀ 6 NGUYÊN LÝ CHÍNH CẦN NẮM

Hệ thống sản xuất tinh gọn được ứng dụng trên toàn thế giới như là một tiếp cận đột phá nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành tác nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. Việc hiểu và vận dụng đúng các nguyên lý của Lean Manufacturing giúp doanh nghiệp có thể hiện thực hóa một cách tốt nhất các lợi ích và Lean có thể mang lại.

Sau đây, ATSCADA sẽ cùng các bạn điểm qua 6 nguyên lý chính cho mô hình hệ thống sản xuất tinh gọn hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Lean Manufaturing.


NHẬN DIỆN CÁC LÃNG PHÍ

Bước khởi đầu với sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing là việc nhận biết các công đoạn, thao tác tạo giá trị và không tạo giá trị dưới góc nhìn của khách hàng. Từ đó, tất cả các nguyên liệu, quá trình, đặc tính không cần thiết cho việc tạo ra giá trị với khách hàng cần được giảm thiểu và loại bỏ.

CÁC QUÁ TRÌNH TIÊU CHUẨN

Việc triển khai Lean Manufacturing yêu cầu thiết lập và áp dụng các hướng dẫn sản xuất có độ chi tiết cao. Các hướng dẫn này, thường được gọi là “công việc tiêu chuẩn”, có các nội dung chính bao gồm nội dung, trình tự, thời gian (định mức) thực hiện công việc và các đầu ra từ hoạt động của công nhân, nhân viên. Công việc tiêu chuẩn giúp giảm thiểu sự biến động trong cách thức công việc được thực hiện, và vì vậy giảm thiểu sự biến động trong kết quả đạt được.

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

Nỗ lực cho sự hoàn hảo là một phần trong yêu cầu của Lean Manufacturing. Cùng với quá trình triển khai các công cụ và phương pháp. Lãng phí ở các khía cạnh và lớp khác nhau lần lượt được phát hiện và loại bỏ. Được đảm bảo thông qua một cơ chế cải tiến liên tục (kaizen) với sự tham gia của mọi người.

CƠ CHẾ KÉO TRONG SẢN XUẤT

Cơ chế kéo trong sản xuất, còn được gọi với tên khác là sản xuất kịp thời (JIT). Hướng đến mục đích chỉ sản xuất những sản phẩm được yêu cầu và khi được yêu cầu. Mỗi công đoạn sản xuất đều được “kéo” bởi công đoạn sau. Vì vậy chỉ sản xuất khi được yêu cầu bởi công đoạn sau. Cơ chế kéo trong sản xuất có vai trò quyết định trong việc loại bỏ tồn kho không cần thiết của bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất, và nhờ đó giảm một cách đáng kể sai lỗi và lãng phí.

DÒNG CHẢY LIÊN TỤC

Một nguyên lý cơ bản của Lean Manufacturing là triển khai một dòng chảy liên tục của công việc, loại bỏ các bỏ các điểm “thắt cổ chai”, sự gián đoạn, sự quay lại hoặc chờ đợi xảy ra trong thực hiện các công đoạn. Điều này đạt được trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa các công đoạn thủ công và thao tác của thiết bị nhằm đảm bảo, ở điều kiện lý tưởng, các bán thành phẩm luôn luôn được thao tác ở hình thức nào đó mà không bị dừng, chờ. Với điều kiện sản xuất theo dòng chảy liên tục, về mặt lý thuyết, thời gian gian sản xuất có thể rút ngắn xuống chỉ còn tương đương 10% thời gian sản xuất ban đầu và các lãng phí chờ đợi của người, thiết bị và bán thành phẩm sẽ được loại bỏ.

CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH

Lean Manufacturing theo đuổi nguyên tắc phát hiện và loại bỏ các sai lỗi ngay tại nguồn. Điểm phát sinh và việc kiểm tra chất lượng được thực hiện bởi công nhân thao tác như là một phần của quá trình sản xuất.

Trên đây là 6 nguyên lí chính mọi người cần nắm rõ trước khi có ý định sử dụng, triển khai mô hình Lean (Sản xuất tinh gọn). ATSCADA rất hân hạnh là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa sản xuất. Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Và triển khai Lean là thế mạnh hàng đầu của chúng tôi.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với ATSCADA thông qua hotline: 028.3842.5001 – 028.3842.5226.

Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

8 LÃNG PHÍ CẦN LOẠI BỎ TRONG MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN

Mục tiêu hàng đầu của sản xuất tinh gọn: các công ty phải cố gắng loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất. Trong bối cảnh này, lãng phí là bất kỳ hoạt động nào không tạo thêm giá trị cho khách hàng. Và các nghiên cứu đã kết luận rằng 60% hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp là lãng phí và không mang lại giá trị gì cho khách hàng của họ.

Dưới đây là một số ví dụ về lãng phí mà nhà quản lý cần theo dõi và hạn chế trong doanh nghiệp.

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để nhận biết lãng phí trong công ty là sử dụng từ viết tắt DOWNTIME. Nó là viết tắt của:

  • Hư hỏng (Defects)
  • Sản xuất thừa (Overproduction)
  • Chờ đợi (Waiting)
  • Nguồn lực(Non-Utilized Talent)
  • Vận chuyển (Transportation)
  • Tồn kho (Inventory)
  • Di chuyển (Motion)
  • Vận hành (Extra-processing)

Cùng ATSCADA tìm hiểu chi tiết về 8 lãng phí sau đây

Sản Xuất Thừa

Đôi khi, doanh nghiệp đang cho công nhân sản xuất sản phẩm vượt quá nhu cầu của thị trường dẫn đến tồn kho hàng hóa. Điều này không chỉ khiến nguồn vốn lưu động bị ảnh hưởng mà còn làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên. Vì vậy doanh nghiệp cần thiết lập quy trình làm việc hợp lý và áp dụng các quy trình thích hợp có thể làm giảm nguy cơ sản xuất thừa.

Thừa Hàng Tồn Kho

Cung quá nhiều mà cầu không đủ dẫn đến dư thừa hàng tồn kho. Tồn kho gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp về cả nguồn vốn, thời gian, diện tích kho bãi và cả nhân viên quản lý tồn kho. Hãy có hệ thống giám sát thông minh, có kế hoạch tìm hiểu nhu cầu thị trường và sản xuất rõ ràng để hạn chế tồn kho đến mức tối thiểu.

Lãng Phí Vì Sản Phẩm Hư Hỏng

Các sản phẩm lỗi sẽ làm quy trình sản xuất diễn ra chậm hơn. Doanh nghiệp cũng sẽ mất thêm thời gian, nguồn lực và tiền bạc để tạo ra các sản phẩm mới thay thế hoặc khắc phục từ các sản phẩm lỗi. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi bằng các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và kế hoạch làm việc được chuẩn hóa.

Lãng Phí Do Chờ Đợi

Có 2 loại chờ đợi thường xảy ra trong doanh nghiệp sản xuất là chờ đợi con người và máy móc. Chờ đợi cấp trên phê duyệt cho từng lệnh sản xuất, chờ xuất kho nguyên vật liệu,…cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất vật liệu hya máy móc gặp sự cố làm chậm tiến độ và gây tốn kém cho doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất diễn ra thông suốt hãy đảm bảo doanh nghiệp có đủ nhân công để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn và kiểm soát tốt các công đoạn sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý tự động để hạn chế các thủ tục phê duyệt rườm rà, mất thời gian.

Lãng Phí Trong Sử Dụng Nguồn Lực

Khi nhân viên không được tận dụng hoặc hoàn toàn không được tận dụng điều đó dẫn đến việc họ thiếu sự gắn bó. Bất kỳ công ty nào cũng có thể thu được lợi ích từ nhân viên bằng các hoạt động khích lệ để nâng cao năng suất. Giải pháp cho nhà quản lý là bằng cách không quản lý vi mô, đào tạo đầy đủ cho họ và trao quyền cho nhân viên làm việc độc lập. Ngoài ra, hãy hạn chế các nguồn lực khác như máy móc, điện, nước,… bằng cách khuyến khích nhân viên sử dụng tiết kiệm.

Vận Chuyển

Khi các công ty sản xuất di chuyển đồ đạc quá mức sẽ gây lãng phí thời gian và tăng chi phí. Quy trình đơn giản hóa và bố trí nhà máy hiệu quả chỉ là hai trong số những ý tưởng để chống lại việc di chuyển quá nhiều.

Lãng Phí Do Vận Hành

Ngay cả những công ty quy mô lớn vẫn gặp rắc rối trong quá trình vận hành. Do không được hỗ trợ từ các thiết bị công nghệ nên việc quản lý và vận hành diễn ra không đồng bộ, nhịp sản xuất cũng chậm hơn. Đặc biệt, đây chính là “cội nguồn” của tất cả các loại lãng phí khác trong doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này cần đầu tư nhiều hơn vào các kỹ thuật, công nghệ hiện đại để dễ dàng kết nối các quy trình, công đoạn sản xuất. 

Lãng Phí Chuyển Động

Cũng giống như vận chuyển, lãng phí chuyển động của công nhân hoặc máy móc làm tăng thêm chi phí – nhưng không mang giá trị cho doanh nghiệp. Đảm bảo bố trí nhà máy kết hợp khoảng cách ngắn hơn giữa các trạm và công nhân dễ dàng tiếp cận các công cụ mà họ thường sử dụng. Đồng thời sử dụng các công cụ tự động hạn chế di chuyển cho nhân viên.

Mục tiêu của mô hình sản xuất tinh gọn là loại bỏ lãng phí — những thành phần không tạo thêm giá trị cho hoạt động của doanh nghiệp. Khi được thực hiện một cách chính xác, Lean manufacturing sẽ tạo ra những cải tiến đáng kể về hiệu quả, năng suất, thời gian chu kỳ, chi phí vật liệu dẫn đến chi phí thấp hơn và cải thiện khả năng cạnh tranh.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, triển khai Lean, sản xuất tinh gọn…Vui lòng liên hệ với ATSCADA qua hotline: 028.3842.5001 – 028.3842.5226

Xin chân thành cảm ơn và trân trọng hợp tác!

 

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

LỢI ÍCH VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA LEAN MANUFACTURING LÀ GÌ?

Lean manufacturing lần đầu xuất hiện năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Nó được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh. Các cấp độ khác nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn).

Lợi ích của Lean Manufacturing 

Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ

Nhờ hợp lý hóa các quá trình giá tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (set-up time) và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau (change-over time).

Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình

Do tồn kho quá mức cần thiết, kể cả tồn kho bán thành phẩm dang dở giữa các công đoạn (WIP/ Work-In-Process) lẫn thành phẩm nhờ vận dụng nguyên lý JIT. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng. Thông qua các công cụ hữu ích như TPM (Total Productive Maintenance – Duy trì năng suất tổng thể), bố trí sản xuất theo mô hình tế bào (Cell Manufacturing).

Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt

Đồng thời giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào (con người, thiết bị) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất (level loading) mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo.

Khi thời gian sản xuất (lead time) và thời gian chu trình (cycle time) được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.

Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Nhờ giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăng năng suất lao động/ hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi (giữa người-người; giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/ vận hành.

Mỗi nhân viên/ công nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sẽ có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm Giá trị và các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hàng trong công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc Chất lượng ngay từ nguồn (Quality at source!).

Lợi ích tài chính

Ứng dụng đúng quy trình sản xuất tinh gọn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều khoản

  • Giảm thiểu chi phí sản xuất
  • Giảm thiểu không gian để sản xuất
  • Cắt giảm phần trăm làm lại sản phẩm
  • Cắt giảm chi phí thu mua
  • Giảm thời gian quay vòng vốn
  • Giải phóng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
  • Cắt giảm thời gian chờ đợi
  • Cắt giảm chi phí tồn kho
  • Tăng tỉ lệ giao hàng đúng hẹn

Nhược điểm của Sản xuất Tinh gọn – Lean Manufacturing là gì?

Chi phí vận hành cao

Khi ứng dụng Sản xuất tinh gọn có nghĩa là hoàn.toàn tháo dỡ các thiết bị, hệ thống cũ ở nhà máy trước đó. Chi phí đào tạo nhân lực cao và kéo dài,.chi phí thuê các nhà quản lý có kinh nghiệm cao.hơn bình thường, vốn đầu tư mua máy móc thiết bị.không nhỏ và các thiết lập của mô hình work cell được tính vào nợ dài hạn.

Vấn đề cung ứng

Bởi vì chỉ có một số lượng nhỏ của hàng tồn kho được dự trữ, quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng cung cấp nhằm tránh gây gián đoạn. Các vấn đề như công nhân đình công, ắt tắc giao thông hay một trong các nhà cung ứng gặp vấn đề…thì buộc toàn bộ dây chuyền phải dừng lại.

Đôi khi các nhà cung ứng cũng không chấp.nhận giao hàng với số lượng ít hay phải tuân theo một lịch trình quá khắt khe. Những vấn đề này tạo nên gánh nặng về chi phí,.lợi nhuận và tạo ra những căng thẳng mà cuối cùng ảnh.hưởng đến quá trình sản xuất hay thậm chí là phải thường.xuyên thay đổi nhà cung ứng hoặc khó khăn.để tìm ra nhà cung ứng phù hợp với lịch trình của doanh nghiệp.

Thiếu sự đồng thuận của nhân viên

Quy trình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing).đòi hỏi đại tu toàn bộ hệ thống sản xuất và đôi khi nhân.viên từ chối vì họ thích cách làm cũ hơn. Hơn nữa, sản xuất tinh gọn đòi hỏi nhân viên phải liên tục kiểm soát chất lượng nhưng một số nhân viên sẽ thấy không hứng thú hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm. Những nhân viên lớn tuổi có thể thích phương pháp trước đó và gây cản trở những người khác làm việc. Những tình huống trên đòi hỏi người quản lý phải có đủ kỹ năng và kinh nghiệm lãnh đạo cũng như khả năng thuyết phục để nhanh chóng vượt qua những vấn đề khó khăn này

 Trên đây là những lợi ích cũng như ưu nhược điểm mà một hệ thống thống sản xuất tinh gọn có thể mang lại. Với sự hỗ trợ từ ATSCADA, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng các dự án chuyên về sản xuất tinh gọn, mô hình Lean,...với chất lượng tốt nhất. Đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

Liên hệ với ATSCADA qua hotline: 028.3842.5001 - 028.3842.5226

Hoặc có thể ghé xem trang chủ chính thức của chúng tôi tại địa chỉ: http://atscada.net

Xin chân thành cảm ơn và trân trọng được hợp tác!

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI LEAN MANUFACTURING HIỆU QUẢ

Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả trong sản xuất/kinh doanh nhờ đó giúp các tổ chức, doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng.

Lean là phương pháp sản xuất tinh gọn, do Hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng áp dụng với tên gọi TPS -Toyota Production System từ những năm 60. Áp dụng Lean nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn” – không có lãng phí, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.

Có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng công cụ Lean nhưng lại rất ít doanh nghiệp gặt hái được những lợi ích mà Toyota và rất nhiều đơn vị khác đã đạt được. Vậy cần làm gì để áp dụng Lean hiệu quả? Dưới đây là một số các bước triển khai, áp dụng công cụ Lean trong doanh nghiệp.

Bước thứ nhất 

Xác định giá trị đối với khách hàng. Bước này cần xác định yêu cầu và hợp đồng hay thỏa thuận đối với khách hàng.

Bước thứ hai

Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị. Bước này gồm: Sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích dòng chảy quá trình và phân tích, đo lường các kết quả hoạt động hiện tại.

Bước thứ ba

Nhận biết và loại bỏ các lãng phí. Gồm: Phân tích các lãng phí; phân tích nhân quả; thực hành 5s; quản lý trực quan; tự bảo trì và chuyển đổi nhanh.

Bước thứ tư

Tạo dòng chảy công việc và thực hành sản xuất Kéo (PULL). Bước này gồm: Chuẩn hóa công việc; phòng ngừa sai lỗi; cân bằng sản xuất; bố trí lại nhà xưởng; thực hành dòng chảy một sản phẩm...

Bước thứ năm

Hướng đến mục tiêu hoàn thiện và duy trì. Gồm: Thủ tục vận hành chuẩn; kế hoạch kiểm soát; ứng dụng kỹ thuật thống kê kiểm soát quá trình.

Trên đây là các bước triển khai áp dụng chính xác mô hình sản xuất tinh gọn đúng cách và hiệu quả. ATSCADA mong muốn Quý khách hàng sẽ nắm được một cách chính xác và chi tiết nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, tư vấn, triển khai hệ thống Lean,...Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 028.3842.5001 - 028.3842.5226 

Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ!